BCĐ CUỘC VẬN ĐỘNG XÃ HOẰNG HỢP GIAO BAN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CVĐ XÂY DỰNG NHÀ Ở

Đăng lúc: 10:08:32 10/09/2024 (GMT+7)

BCĐ CUỘC VẬN ĐỘNG XÃ HOẰNG HỢP GIAO BAN ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CVĐ XÂY DỰNG NHÀ Ở

 

Thực hiện Chỉ thị số 22 –CT/TU, ngày 30/03/2024 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Thanh Hoá về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 02 năm 2024-2025; Phương án số 01-PA/BCD, ngày 04/6/2024 của BCĐ vận động cấp huyện và kế hoạch số 123/KH-UBND, ngày 31/05/2024 của Uỷ ban nhân dân huyện Hoằng Hoá về rà soát, bình xét hộ gia đình chính sách, hộ ngèo, hộ còn khó khăn về nhà ở trong 02 năm 2024-2025 trên địa bàn huyện.

Ban chỉ đạo xã Hoằng Hợp ban hành kế hoạch và Phương án cuộc vận động , trong quá trình triển khai thực hiện được nhân dân đồng tình hưởng ứng

 z5312860532072_34a3733e01eea7c766ddcc7050fb0e8d.jpg

Đối với các thôn căn cứ văn bản của cấp trên đã thành lập tổ triển khai  thực hiện CVĐ, công tác triển khai tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng thôn có cách làm phù hợp trong quá trình triển khai để CVĐ đạt kế hoạch chỉ tiêu đề ra

CVĐ.jpg

( thôn Đức Tiến vận động nhân dân tham gia ủng hộ CVĐ)

z5814903066389_cefee4054ca69b94484fc88328667cc1.jpg
(Thôn Thanh Minh vận động nhân dân tham gia ủng hộ CVĐ)

Tính đến ngày 05/09/2024 kết quả vận động trên địa bàn xã được: 160.816.000đồng đạt 84,24% so với kế hoạch đề ra

Được kết quả như trên là công tác lãnh đạo, chỉ đạo quyết của Ban Chỉ đạo CVĐ xã, sự phối hợp và hoạt động tuyên truyền của MTTQ, các đoàn thể, các ban ngành và sự đồng thuận trong nhân dân

Trong thời gian tới Ban chỉ đạo CVĐ vẫn tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo CVĐ đạt kết quả tốt nhất.
                                                                                       
                                                                                                                           
LÊ NHÀI

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

            Công tác đảm bảo ATTP vừa cấp bách, vừa lâu dài. Qua kiểm tra cơ bản các hộ sản xuất, kinh doanh đã cơ bản thực hiện tốt công tác đảm bảo về an toàn thực phẩm cụ thể đó là: - Thực hiện tốt các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm, sử dụng thực phẩm, hàng rõ nguồn gốc

            Tuy nhiên bên cạnh kết quả đạt được vẫn còn những tồn tại hạn chế đó là vẫn còn một số mặt hàng hết hạn xử dụng

 

Thông qua công tác kiểm tra nhằm tuyên truyền đối với các hộ sản xuất, kinh doanh hiểu được vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng  trong công tác đảm bảo ATTP đảm bảo sức khỏe cho con người, an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội

 

Việc bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm là vấn đề hệ trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài; tác động, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe nhân dân và chất lượng giống nòi dân tộc. Để bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới, việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và còn là quyền cơ bản của mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, tăng cường nguồn lực con người, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế - xã hội và hỗ trợ đắc lực cho việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương, quốc gia.

Vì sức khỏe cộng đồng và sự phồn vinh của xã hội. Các Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm; Chính quyền, người tiêu dùng thực phẩm, thực hiện tốt các nội dung sau:

* Đối với các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm

- Thực hiện tốt các quy định về điều kiện vệ sinh cơ sở, trang thiết bị, dụng cụ trong sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

- Nâng cáo nhận thức và trách nhiệm của người sản xuất, kinh doanh thực phẩm theo quy định của pháp luật.

- Sử dụng thực phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến được phép sử dụng, đúng liều lượng, đúng đối tượng theo quy định trong sản xuất, chế biến thực phẩm, không sử dụng nguyên liệu thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn.

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn, các hệ thống quản lý ATTP, an toàn dịch bệnh trong sản xuất, sơ chế, chế biến, kinh doanh thực phẩm.

* Đối với chính quyền các cấp và các cơ quan chức năng

- Nêu cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền các cấp, người đứng đầu các đơn vị, cơ quan trong việc quản lý an toàn thực phẩm tại địa phương, cơ sở.

- Tổ chức tốt các hoạt động thanh, kiểm tra, xử lý vi phạm và công tác bảo đảm an toàn thực phẩm trên địa bàn.

- Tuyên truyền phổ biến các sản phẩm, chuỗi thực phẩm an toàn, các sản phẩm truyền thống của địa phương nhằm quảng bá, khích lệ sản xuất sản phẩm thực phẩm an toàn, mang đậm nét truyền thống, đặc sản địa phương...

 - Tuyên truyền các văn bản pháp luật, chỉ đạo của Chính phủ, các văn bản liên quan đến công tác quản lý an toàn thực phẩm, các văn bản quy phạm pháp luật để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm và Người tiêu dùng thực phẩm thực hiện tốt các quy định của nhà nước.

* Người tiêu dùng thực phẩm

- Cần hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong an toàn thực phẩm. Đặc biệt là quyền khiếu nại, trách nhiệm khai báo, tố giác các hành vi vi phạm an toàn thực phẩm của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

- Có thói quen từ chối các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm; Không tiêu thụ những thực phẩm không rõ nguồn gốc, thực phẩm giả, thực phẩm kém chất lượng, không an toàn hoặc có dấu hiệu ôi thiu, mốc, hỏng; khai báo khi bị ngộ độc thực phẩm và các bệnh truyền qua thực phẩm.

- Kịp thời công khai tên, địa chỉ các cơ sở, cá nhân vi phạm về an toàn thực phẩm; thông tin danh sách, địa chỉ sản xuất, kinh doanh thực phẩm an toàn.

 

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184