Triển khai phát triển thương mại điện tử dựa trên Nền tảng sàn thương mại điện tử năm 2023

Đăng lúc: 08:40:58 16/10/2023 (GMT+7)

Thực hiện Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 10/6/2022; Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 02/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025 và trong 2023. Ngày 31/12/2022 Ủy ban nhân dân xã Hoằng Hợp đã ban hành Kế hoạch triển khai đến toàn thể cán bộ, Đảng viên và nhân dân

          Cụ thể hóa và triển khai thực hiện có hiệu quả nội dung thúc đẩy  phát triển thương mại điện tử dựa trên Nền tảng sàn thương mại điện tử năm 2023 theo Kế hoạch số 157/KH-UBND ngày 10/6/2022; Kế hoạch số 210/KH-UBND ngày 02/10/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa về phát triển thương mại  điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021- 2025.
        Nâng cao nhận thức của xã hội, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp về  phát triển thương mại điện tử; đưa thương mại điện tử trở thành một hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan nhà nước và đại bộ phận doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan quản lý nhà nước, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Triển khai các giải pháp hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi thương mại điện tử trong doanh nghiệp, hợp tác xã và trong xã; hỗ trợ đào tạo kỹ năng thương mại điện tử cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh hình thức mua sắm trực tuyến, thanh toán không dùng tiền mặt, từng bước thay đổi thói quen, hành vi mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn minh hiện đại.

Khai thác, huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế trong hoạt động thương mại điện tử, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa; thúc đẩy phát triển sản xuất, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần vào sự  phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thực hiện tốt công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu và tìm kiếm thị trường cho hàng hóa, sản phẩm của các doanh nghiệp trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế; ứng dụng thương mại điện tử gắn liền với việc ứng dụng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin truyền thông.

- Huy động, khuyến khích các nhà đầu tư, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư hạ tầng thương mại điện tử, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trên địa bàn xã.

NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử đối với cán bộ, công chức, viên chức, các doanh nghiệp, các tầng lớp nhân dân thông qua các hình thức như: truyền hình, báo chí, in ấn tờ rơi, băng rôn, tuyên truyền trên các website, các mạng xã hội zalo, facebook,…

- Hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích người dân, doanh nghiệp sử dụng các tiện ích, dịch vụ thanh toán của ngân hàng, tổ chức trung gian thanh toán trong giao dịch thương mại điện tử; khuyến cáo, cảnh báo các thủ đoạn, hành vi lừa đảo, gian lận thương mại và hàng giả, đánh cắp thông tin, tài khoản.

- Tuyên truyền, phổ  biến, nâng cao nhận thức về thương mại điện tử; phổ  biến, hướng dẫn cá nhân, hộ kinh doanh tại các chợ trên địa bàn quản lý tiếp cận và  sử dụng các hình thức bán hàng trực tuyến (bán hàng trực tuyến trên các website, ứng dụng thương mại điện tử), giúp tiểu thương kết nối với bạn hàng, tìm kiếm thêm khách hàng, duy trì kinh doanh trong điều kiện phòng chống dịch ngày càng siết chặt (đăng trên website, tờ rơi).

2. Các hoạt động hỗ trợ đào tạo kỹ năng về thương mại điện tử cho các doanh nghiệp.

- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị thành phố hỗ trợ người dân, các doanh nghiệp, hợp tác xã về các lớp tập huấn kỹ năng tham gia và bán hàng trên các sàn thương mại điện tử; kỹ năng ứng dụng thương mại điện tử để phát triển thương hiệu và kinh doanh hiệu quả cho các doanh nghiệp trên địa bàn xã; kỹ năng về công tác bảo đảm an toàn, an ninh trên môi trường số.

- Khuyến khích các hoạt động nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới trong ứng dụng thương mại điện tử; ứng dụng các giải pháp thanh toán không dùng tiền mặt tại các điểm giao dịch, thúc đẩy nền tảng POS thông minh, dùng chung tại các điểm bán hàng.

3. Phát triển các sản phẩm, giải pháp thương mại điện tử.

- Phối hợp hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất áp dụng các giải pháp công nghệ  như: Tem điện tử; hóa đơn điện tử; công nghệ mã vạch, QR code, chip NFC, công nghệ blockchain...) để  truy xuất nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, phân biệt hàng thật, hàng giả...Đồng thời hỗ trợ xây dựng phần mềm quản lý bán hàng, quản lý doanh nghiệp, marketing, logistics, tích hợp giải pháp thẻ thanh toán thương mại điện tử trên Website của doanh nghiệp....

- Phối hợp hỗ trợ xây dựng mô hình chuỗi cung ứng thông minh, chuỗi cung ứng thương mại điện tử cho các mặt hàng, xây dựng mối liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp logistics và doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thương mại điện tử để mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Tăng cường kết nối, trao đổi thông tin Cổng thông tin điện tử của xã với cổng thông tin điện tử  của huyện, tỉnh, của các sở, ban ngành, của tỉnh Thanh hóa và tỉnh khác.

- Cập nhật thông tin sàn giao dịch thương mại điện tử của tỉnh

(http://thuongmaidientuthanhhoa.vn) trên cổng thông tin điện tử của tỉnh để

kết nối, quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ các hàng hóa của xã.

4. Hỗ trợ ứng dụng thƣơng mại điện tử

- Vận động các cơ sở, doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn xã tham gia Sàn thương mại điện tử của tỉnh, các Sàn thương mại điện tử uy tín trong tỉnh và ngoài tỉnh, trong nước và ngoài nước (Postmart.vn và Voso.vn...)

- Phối hợp hỗ trợ phát triển Website tương mại điện tử cho doanh nghiệp.

- Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử hỗ trợ các ngành hàng xuất khẩu chủ lực, mở rộng tiêu thụ hàng hóa nội địa và thúc đẩy phát triển thương mại điện tử trên địa bàn xã qua  “Gian hàng Việt trực tuyến” trên các sàn thương mại điện tử trong nước và “Gian hàng Quốc gia Việt Nam” trên sàn thương mại điện tử quốc tế.

5. Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về thương mại điện tử

- Đẩy mạnh cung cấp trực tuyến các dịch vụ công liên quan đến hoạt động  sản xuất, kinh doanh, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong các thủ tục hành chính công, dịch vụ  công trực tuyến, giao dịch điện tử trên các lĩnh vực: quản lý nhà nước, bảo hiểm xã hội, thuế, ngân hàng, kho bạc, điện lực, cấp nước....

- Nâng cao năng lực cho đội ngũ thực thi pháp luật về thương mại điện tử  thông qua việc phối hợp với Sở Công thương tổ chức tập huấn bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng thương mại điện tử cho cán bộ, công chức phụ trách.

- Phối hợp với các tổ chức quản lý cơ sở dữ liệu tổ chức, cá nhân hoạt động thương mại điện tử trên địa bàn xã đã thực hiện nghĩa vụ đăng ký, thông báo theo quy định tại địa chỉ mạng http://online.gov.vn; phối hợp thông tin đến các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn ngày mua sắm trực tuyến Online Friday tại địa chỉ mạng http://onlinefriday.vn trên địa bàn.

- Phối hợp với các tổ chức các hoạt động kết nối doanh nghiệp thương mại điện tử thúc đẩy hoạt động thương mại điện tử phi giấy tờ và thực hiện một số nhiệm vụ phát triển thương mại điện tử khác của ủy ban nhân xã.

Đến nay các sản phẩm chủ lực của địa phương như Bánh đa Nghĩa LX, rau Việt Gap đã được niêm yết trên các sàn giao dịch điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương./.

Truy cập
Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
258184