5 LỢI ÍCH CỦA CỦA CHỮ KÝ SỐ ĐIỆN TỬ
1. Đảm bảo an toàn bảo mật thông tin
Nhiều doanh nghiệp thường cho rằng chữ ký số không đảm bảo an toàn bằng con dấu và chữ ký tay bởi nó liên quan đến các vấn đề về an toàn và bảo mật trong giao dịch điện tử. Tuy nhiên, nếu tìm hiểu kỹ về chữ ký số, doanh nghiệp sẽ biết được quá trình ký số được thực hiện dựa trên công nghệ mã hóa công khai (PKI) sử dụng thuật toán mã hóa công khai (RSA). Công nghệ này tạo ra sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng theo đó người đó có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác.
Chữ ký số còn sử dụng hàm băm đặc biệt, đảm bảo chỉ có người nhận văn bản đã ký mới có thể mở văn bản chữ ký số. Từ đó, đảm bảo văn bản đã ký điện tử không bị tác động bởi bên thứ 3.
2. Đảm bảo tính pháp lý trong giao dịch điện tử
Do sử dụng công nghệ an toàn tuyệt đối nên chữ ký số đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định tính pháp lý của tài liệu điện tử. Bởi nó có khả năng đảm bảo tính toàn vẹn của tài liệu điện tử cũng như xác định danh tính của tác giả. Việc sử dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử được coi là cơ sở để khẳng định giá trị pháp lý của những văn bản điện tử có giá trị tương đương với tài liệu giấy. Vì thế, chữ ký số được đánh giá là phương thức duy nhất để xác định tính pháp lý của văn bản điện tử hiện nay.
3. Ngăn chặn khả năng giả mạo
Việc tạo ra một chữ ký số khác giống hoàn toàn với chữ ký số đang sử dụng và có khả năng kiểm tra bằng mã hóa công khai gần như là bất khả thi. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, khả năng giả mạo chữ ký số là vô cùng thấp, trong khi khả năng giả mạo chữ ký tay có thể lên đến 55-70%.
Sau khi tài liệu điện tử đã được ký số thì không có cách nào thay đổi được, bởi mọi thay đổi dù lớn hay nhỏ đều sẽ bị phát hiện nhờ công nghệ mã hóa công khai. Khi tài liệu bị thay đổi nội dung hay chữ ký số, khóa công khai sẽ không còn tương thich với bí mật nữa, đồng nghĩa với việc người nhận sẽ không thể sử dụng khóa công khai để giải mã tài liệu. Điều này có nghĩa là một khi đã ký số, tài liệu sẽ không có cơ hội thay đổi cho dù là một phần hay toàn bộ nội dung.
4. Xác định được nguồn gốc của văn bản
Một lợi ích không thể không kể đến của chữ ký số là khả năng cho phép xác định tác giả và tính nguyên gốc của văn bản. Chính vì không thể thay đổi sau khi ký số cho nên ngay cả khi chỉ có duy nhất 1 chữ số bị chỉnh sửa thì văn bản cũng sẽ không đem lại kết quả kiểm tra trùng khớp, từ đó dẫn đến bị vô hiệu. Như vậy, để xác định tính toàn vẹn cũng như nguồn gốc của một tài liệu thì chữ ký số chính là công cụ duy nhất làm được điều này. Một văn bản điện tử được ký bởi chữ ký số sẽ được xem là căn cứ pháp lý để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người tham gia giao dịch điện tử trong thời đại số hiện nay.
5. Tiết kiệm thời gian xử lý văn bản hành chính
Không chỉ giúp người dùng ký được trên văn bản điện tử, chữ ký số còn làm giảm thời gian và công sức xử lý giấy tờ cho doanh nghiệp cũng như kế toán. Thay vì phải in tài liệu, lưu trữ và ký tay từng văn bản, người dùng hoàn toàn có thể ký hàng loạt văn bản điện tử ngay trên máy tính và gửi trực tiếp cho lãnh đạo, đối tác, khách hàng,… thông qua môi trường internet. Ngay cả khi người ký không thể có mặt thì việc ký vẫn hoàn toàn có thể thực hiện được trên ứng dụng điện thoại với giải pháp ký số từ xa. Loại chữ ký số này còn có khả năng phân quyền sử dụng giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty, làm giảm thời gian di chuyển, in ấn, hay chờ tới lượt ký.
Với những lợi ích tuyệt vời trên, những doanh nghiệp thức thời không thể không trang bị cho mình một chữ ký số, vừa giúp tiết kiệm thời gian, công sức làm việc, vừa đảm bảo an toàn cho tài liệu điện tử. Tuy nhiên, không phải loại chữ ký số nào cũng có khả năng đáp ứng được những lợi ích ấy, nhất là các loại chữ ký số sử dụng công nghệ cũ lạc hậu. Vì vậy, doanh nghiệp cần cân nhắc và xem xét kỹ lưỡng loại chữ ký số và nhà cung cấp chữ ký số nào tốt nhất hiện nay để lựa chọn cho mình được chữ ký số phù hợp, tiện ích và đảm bảo an toàn.
- BÀI TUYÊN TRUYỀN MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2025
- CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2025
- THỰC HIỆN ĐỒNG BỘ CÔNG TÁC CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2025
- NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Kết quả tình hình, kết quả công tác cải cách hành chính năm 2024 Nhiệm vụ công tác cải cách hành chính năm 2025
- Nâng cao hiệu quả trong thực hiện Cải cách hành chính
- Thực hiện các tiêu chí về hành chính công trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao
- HƯỜNG DẪN ĐĂNG NHẬP HỆ THỐNG THÔNG TIN GIẢI QUYẾT TTHC TỈNH THANH HÓA BẰNG TÀI KHOẢN ĐỊNH DANH VNEID
- HƯỚNG DÂN XÁC THỰC THÔNG TIN CCCD VÀ CMND 9 SỐ ĐỐI VỚI TÀI KHOẢN ĐÃ ĐĂNG KÝ BẰNG CỔNG DỊCH VỤ CÔNG
- MỘT SỐ NHIỆM VỤ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần thứ 1 của tháng 01/2025 (Từ ngày 30/12/2024-03/01/2025)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần thứ 4 của tháng 12/2024 (Từ ngày 23/12/2024-27/12/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần thứ 2 của tháng 12 (từ ngày 09/12/2024-13/12/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHYC tuần thứ 3 của tháng 12 (từ ngày 16/12/2024 đến ngày 20/12/2024)
- Công khai kết quả giải quyết TTHC tuần thứ nhất (Từ ngày 02/12/2024 - 06/12/2024)
- Công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC Tuần thứ 04 (Từ ngày 19/02/2024-23/12/2024)
- Công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC tuần thứ 1 của tháng 11 năm 2023
- Công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC (Từ ngày 02/10/2023)
- Công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC lĩnh vực Hộ tịch
- Công khai xin lỗi trong giải quyết TTHC